Wednesday, July 29, 2009

Đọc “Hồi ký của những người trong cuộc” (Phụ đính)

Trần Giao Thủy

Đến đầu thập niên 1990 giới nghiên cứu phương tây đã có những biên khảo mới dùng tài liệu gốc của Trung Quốc.


Phụ đính ‒ Vài nét về một số nhà nghiên cứu đương đại về chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất

Đến đầu thập niên 1990 giới nghiên cứu phương tây đã có những biên khảo mới dùng tài liệu gốc của Trung Quốc.

Sớm nhất là một khảo luận 25 trang đăng trên The China Quarterly, số 133 tháng Ba, 1993 mang tựa đề Trung Quốc và cuộc chiến Đông Dương thứ nhất, 1950-54 (China and the First Indochina War, 1950-54) của Chen Jian. Tài liệu này đã được báo cáo tại Hội nghị thường niên lần thứ năm của Sử gia Trung Quốc tại Hoa Kỳ tổ chức vào tháng 8, năm 1991 tại Đại học Clark.

Một tài liệu quan trọng khác là cuốn Trung Quốc và các cuộc chiến Việt Nam, 1950-1975 của Qiang Zhai (“China and the Vietnam Wars, 1950-1975”) do nhà xuất bản Đại học North Carolina phát hành năm 2000.

Sau đó vào năm 2001 Chen Jian viết cuốn Trung Quốc của Mao và Chiến tranh Lạnh, (“Mao's China and the Cold War”) cũng do nhà xuất bản Đại học North Carolina phát hành.

Một nhà nghiên cứu tây phương về lịch sử Việt Nam cận đại là Christopher E. Goscha. Vài khảo cứu tiêu biểu của Goscha như Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950), Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, Numbers 1-2, pps. 59–103. © 2006 by the Regents of the University of California và Building force: Asian origins of twentieth-century military science in Vietnam (1905–54), Journal of Southeast Asian Studies, 34 (3), pp 535–560 October 2003. © 2003 The National University of Singapore.

Nguồn: Harvard University Press
Từ trái: Mark Atwood Lawrence, The First Vietnam War Colonial Conflict and Cold War Crisis, Fredrik Logevall. Nguồn: Harvard University Press

Gần đây nhất về chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là cuốn Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất: Xung đột thuộc địa và khủng hoảng chiến tranh lạnh (“The First Vietnam War: colonial conflict and cold war crisis”), Mark Atwood Lawrence, Fredrik Logevall biên soạn và do nhà xuất bản của Đại học Havard phát hành năm 2007.

Trong cuốn The First Vietnam War vừa nêu có hai tác giả Mỹ gốc Á Châu. Một là Lien-Hang T. Nguyen (Nguyễn Thị Liên-Hằng) viết chương 3, tựa đề Sử gia về Việt Nam và Chiến tranh Đông Dương thứ nhất (Vietnamese Historians and the First Indochina War). Hai là Chen Jian viết chương 12 mang tựa đề Trung Quốc và Thoả hiệp Đông Dương tại Hội nghị Geneva (“China and the Indochina Settlement at the Geneva Conference of 1954”).

Hai tác giả khai thác tài liệu gốc từ Trung Quốc nhiều nhất là Qiang Zhai và Chen Jian. Cả hai đều là giáo sư sử học tốt nghiệp cử nhân và cao học tại Trung Quốc và tiến sĩ tại Hoa Kỳ. Giáo sư Chen hiện giảng dạy ở Đại học Cornell, NY. và Giáo sư Qiang ở Đại học Auburn Montgomery, AL., Hoa Kỳ.

Với khả năng Việt ngữ (và tiếng Thailand) Christopher Goscha sử dụng khá nhiều tư liệu từ Việt Nam trong các biên khảo về lịch sử và Đảng Cộng sản trong Phong trào Cộng sản quốc tế và Khoa học Quân sự Việt Nam. Được đào tạo tại các đại học Mỹ, Úc và Pháp, Christopher Goscha hiện là giáo sư khoa sử tại Đại học Québec ở Montréal, Canada.

Tác giả Nguyễn T. Liên-Hằng là phó giáo sư ban sử của Đại học Kentucky. Hiện nay Dr. Nguyen đang nghiên cứu về Lịch sử Quốc tế Chiến tranh việt Nam thời kỳ 1968-1973. Đây có lẽ là một trong những nhà nghiên cứu phương tây về lịch sử Việt Nam trong thế hệ trẻ nhất hiện nay.

Từ trái: Qiang Zhai, Chen Jian, Christopher Goscha, Lien-Hang T. Nguyen.
Nguồn: OntheNet.
Qiang, Chen, Goscha và Nguyen đều chưa ra đời khi chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chấm dứt.


© DCVOnline


No comments: